[Bật Mí] Kinh nghiệm xử lý khi xe ô tô đi vào vùng ngập nước
10:42 21/10/2020
Mưa bão luôn là kẻ thù nguy hiểm đối với ôtô, đặc biệt với các đất nước mưa nhiều như Việt Nam. Vậy, khi gặp cảnh đường ngập nước, các lái xe cần làm gì để tránh việc ôtô chết máy. Cách ô tô lội nước tránh hại xe nhất. Cùng Ô Tô Honda Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm lái xe mùa mưa bão. Những lưu ý khi lái xe ô tô qua đường ngập nước.
Việc xe bị ngập nước vào bên trong có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu như: làm gỉ sét các chi tiết kim loại, khiến các bộ phận điện bị chập…và nguy hiểm nhất là có thể xảy ra hiện tượng thủy kích nếu nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh. Do đó, lái xe cần hết sức chú ý khi đi qua các đoạn đường ngập nước và nên xử lý chính xác.
Hướng dẫn xử lý khi xe đi vào vùng ngập nước
Phần I: Cách xử trí khi đi xe trong vùng ngập nước
A. Bạn cần phải chuẩn bị những gì để tránh thiệt hại về tài sản của bạn khi xe bị ngập nước?
B. Những điều lưu ý trước khi đi qua khu vực ngập nước
C. Cách điều khiển xe trong vùng ngập nước
D. Cách xử lý khi xe bị chết máy trong khu vực ngập nước
E. Khi xe bị chết máy do ngập nước, các công việc nào bạn có thể tự làm được trước khi gọi cứu hộ?
F. Các hạng mục cần phải thực hiện khi kiểm tra các xe ngập nước tại các trung tâm Dịch vụ.
A. Bạn cần phải chuẩn bị những gì để tránh thiệt hại về tài sản của bạn khi xe bị ngập nước?
– Mua bảo hiểm thân xe (khoảng 1,7% giá trị xe).
– Mua bảo hiểm thiên tai (cộng thêm khoảng 30% giá trị bảo hiểm thân xe).
B. Những điều lưu ý trước khi đi qua khu vực ngập nước
– Chắc chắn rằng độ sâu ngập nước không vượt qua tâm bánh xe của bạn (trục bánh xe).
– Không được xác định mực nước an toàn cho xe bạn để đi vào đường ngập nước dựa vào các xe đang chạy phía trước hoặc ở hướng ngược chiều. Vì các xe này có thể có độ cao mực nước an toàn khác với xe của bạn. Thông thường, các xe sử dụng bộ chế hoà khí có độ cao lỗ hút khí nạp thường cao hơn loại phun xăng điện tử nên có thể đi vào đường ngập nước sâu hơn.
– Tắt tất cả các phụ tải không cần thiết như: hệ thống điều hòa, hệ thống giải trí trên xe… để giảm tải cho cho động cơ.
Chắc rằng đối với hộp số tự động bạn đã biết cách chuyển sang chế độ số tay (tham khảo mục B phần II).
– Nhận biết các vị trí: lọc gió và các đường ống dẫn, que thăm dầu động cơ, que thăm dầu hộp số tự động, bình ắc quy…
Trang bị cờ-lê 8 và 10 sẵn trên xe dùng để tháo cọc âm ắc quy khi cần thiết.
C. Cách điều khiển xe trong vùng ngập nước
Đi số thấp (số 1 hoặc 2) phù hợp với điều kiện vận hành. Ví dụ: với đường ngập ở mức thấp và xe đã đủ quán tính có thể đi số 2 / với đường ngập sâu nhưng không vượt qua tâm bánh xe, nên đi ở số 1 vì lúc này xe cần công suất để vượt qua. Áp dụng đi số thấp cho cả xe số sàn và số tự động (số tự động đi số ở chế độ số tay).
Đạp đều ga, tốc độ thấp nhằm mục đích tránh hiện tượng tạo sóng đưa mực nước ngập lên mức cao hơn.
Khi đi qua khỏi vùng ngập nước, đối với các xe sử dụng phanh tang trống (như: Laser 1.6L, Ranger, Everest, Transit từ 2007 trở về trước) bạn nên rà phanh vài lần cho nước ép ra khỏi má phanh. Khi đỗ (đậu) xe lâu (qua đêm), bạn nên dùng miếng chèn để chèn bánh xe, không nên kéo phanh tay trong trường hợp này vì có thể dẫn đến bó phanh. Với xe sử dụng loại phanh tang trống, bạn cần phải mang xe đi bảo dưỡng phanh sau khi vận hành qua vùng ngập nước
D. Cách xử lý khi xe bị chết máy trong khu vực ngập nước
Sau khi xe bị chết máy trong vùng ngập nước thì tuyệt đối không được khởi động lại. Nếu khởi động lại sẽ có thể làm cong tay biên hoặc nặng hơn sẽ gãy tay biên và làm vỡ lốc máy do hiện tượng nén nước.
Tắt ngay công tắc máy để ngắt nguồn chính cung cấp đến các phụ tải điện và hộp điều khiển để tránh không cho các thiết bị điện bị hư hỏng do bị chạm chập.
Không được mở cửa xe khi nước đã ngập cao hơn mép dưới của cửa. Vì khi mở cửa, nước sẽ tràn vào bên trong xe làm hư hỏng các hộp điều khiển. Bạn có thể thoát ra khỏi xe qua cửa sổ.
Gọi ngay cho đội cứu hộ
E. Khi xe bị chết máy do ngập nước, các công việc nào bạn có thể tự làm được trước khi gọi cứu hộ?
– Tắt chìa khóa công tắc máy (OFF)
– Kiểm tra tình trạng dầu động cơ
– Tháo cọc âm ắc quy để bảo vệ hệ thống điện
Bạn có thể tiến hành kiểm tra theo các thứ tự dưới đây:
1. Tắt khóa điện công tắc máy.
2. Nếu có thể bạn hãy đẩy xe của bạn đến chỗ cao và tiến hành các bước kiểm tra dưới đây:
Kiểm tra tình trạng dầu động cơ gồm:
Kiểm tra mực dầu động cơ, nếu nằm trong khoảng giữa Max và Min trên que thăm dầu là tốt, nằm cao hơn mực
Max có nghĩa có nước vào động cơ. trường hợp mực dầu nằm ngoài khoảng Max và Min, bạn không được vận hành xe.
Kiểm tra màu dầu động cơ, nếu có màu nâu (màu cà phê sữa) là đã có nước vào động cơ. Bạn sẽ không được vận hành xe nếu dầu động cơ đổi màu.
Kiểm tra tình trạng dầu hộp số (chỉ kiểm tra đối với xe có que thăm dầu hộp số), xem màu dầu hộp số có bị chuyển từ màu đỏ sang màu hồng. Nếu dầu có nước và chuyển sang màu hồng, bạn không được tiếp tục vận hành xe.
Tháo lọc gió kiểm tra. Nếu lọc gió ướt nước có nghĩa nước có thể đã vào động cơ, bạn nên làm tương đối khô lọc gió và lắp trở lại.
– Tháo bugi.
– Đề máy nhiều lần cho nước thổi ra ngoài.
– Thổi khô bugi và lắp lại.
– Thử khởi động động cơ xem có nổ máy hay không.
– Trường hợp không nổ được máy, bạn nên gọi cứu hộ.
3. Nếu không thể đẩy xe của bạn đến chỗ cao, bạn nên làm theo các bước sau:
– Tuyệt đối không khởi động máy.
– Dùng cờ-lê 8 hoặc 10 để tháo cọc âm ắc quy (cọc mát) để bảo vệ các hệ thống điện trên xe (vì khi tắt công tắc máy, các nguồn sau công tắc máy cung cấp đến các hộp được ngắt nhưng các nguồn trực tiếp từ ắc quy đến hộp vẫn còn và có thể gây hư hỏng hộp). Khi tháo cọc âm ắc quy phải tắt công tắc máy.
– Gọi ngay cho đội cứu hộ.
F. Các hạng mục cần phải thực hiện khi kiểm tra các xe ngập nước tại các trung tâm Dịch vụ:
Phần động cơ:
Kiểm tra tình trạng ướt và biến dạng của lọc gió, thay mới lọc gió nếu cần.
Kiểm tra các đường ống khí nạp, chắc rằng trong đường ống nạp không còn đọng nước.
Kiểm tra dầu động cơ: nếu dầu động cơ có màu cà phê sữa hoặc mực dầu cao hơn mức bình thường có nghĩa là nước đã tràn vào động cơ. Nếu có nước trong đông cơ, cần phải thay dầu động cơ, thay lọc dầu động cơ, súc rửa sạch (cho đến lúc không còn màu cà phê sữa).
Tháo bugi vệ sinh bugi. Đề máy 3 lần, mỗi lần không quá 5 giây cho nước bên trong buồng đốt thổi ra ngoài. Lắp lại bugi. Thổi khô các giắc điện.
Phần hộp số:
Kiểm tra tình trạng dầu hộp số.
Đối với hộp số thường và hộp số phụ: nếu dầu hộp số có màu cà phê sữa có nghĩa nước đã vào hộp số qua lỗ thông hơi. Cần phải thay thế dầu hộp số hoặc sửa chữa nếu cần.
Đối với hộp tự động: nếu dầu hộp số có màu hồng, có nghĩa nước đã tràn vào hộp số qua lỗ thông hơi. Cần phải thay thế dầu hộp số hoặc sửa chữa nếu cần.
Phần gầm:
Kiểm tra lại dầu cầu trước và sau (nước có thể tràn vào bộ cầu qua lỗ thông hơi).
Tháo chụp bụi 2 đầu thước lái để kiểm tra tình trạng rỉ sét và vệ sinh sạch trước khi đánh lái để tránh hư hỏng thước lái.
Kiểm tra vệ sinh phanh tang trống.
Kiểm tra và tra mỡ các ổ bi bánh xe (Ranger 2001-2004, Transit 1997-2003).
Sấy khô sàn xe (nếu cần)
Kiểm tra nước trong thùng nhiên liệu. Nếu có nước thì phải xả bỏ và vệ sinh sạch sẽ.
Phần điện thân xe và chẩn đoán:
Kiểm tra các đèn cảnh báo và tình trạng hoạt động.
Thổi khô các giắc điện và các hộp điều khiển.
Kiểm tra tình trạng hoạt động của các hệ thống điều khiển điện tử bằng thiết bị chẩn đoán IDS.
6 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÁI Ô TÔ QUA VÙNG NGẬP NƯỚC
Trong đô thị, các con đường ngập úng là mối nguy hiểm tiềm tàng với xe hơi. Nước mưa lọt vào khoang máy có thể dẫn tới hiện tượng thủy kích kéo theo đó là hóa đơn sửa chữa lên đến hàng trăm triệu đồng. Vậy, làm thế nào để bảo vệ “xế cưng” mỗi mùa mưa bão ?
Dưới đây là 6 điều các tài xế cần lưu ý để tài xế đối phó và xử lý trong các tình huống xe bị ngập hoặc bất ngờ đi vào vùng ngập nước.
1. Đều ga ở số 1 khi di chuyển trong vùng ngập
Đối với xe số sàn, tài xế nên giữ ở số 1, lái tròn số và thật điềm tĩnh khi đi qua vùng ngập, tuyệt đối tránh thốc ga đột ngột vì việc thốc ga đột ngột dễ dẫn tới nước tràn qua lưới tản nhiệt đổ vào cổ hút.
2. Tránh nước tràn lên nắp ca-pô
Lái xe trên đường ngập cần tránh đi gần các xe có trọng tải lớn vì các xe này thường tạo ra những đọt sóng lớn cho các xe đi ở hướng ngược lại. Điều này cũng vô tình gây ra hiện tượng thủy kích. Hầu hết các thiết bị máy móc của ô tô nằm dưới ca-pô nên khi nước tràn vào sẽ dễ gây ra hiện tượng chập cháy.
3. Tránh dừng, đỗ trên đường ngập nước
Khi di chuyển qua vùng ngập, nếu tài xế tiếp tục vào ga, rà côn và thốc ga sẽ dễ dẫn tới nước tràn qua ống nạp dưới gầm xe và chảy vào trong máy móc.
Ngoài ra việc dừng đỗ giữa vùng ngập cũng khiến cho nước tràn vào trong sàn xe dẫn tới toàn bộ hệ thống điện, máy móc trong xe dễ bị chập cháy.
4. Tuyệt đối không được khởi động lại động cơ nếu xe chết máy
Tránh khởi động lại khi ô tô bị chết máy trong khu vực ngập nước vì hành động này sẽ dẫn tới tình trạng bó máy. Nếu trong động cơ, hộp số có nước thì việc khởi động lại chính là cách phá xe nhanh nhất.
Cần nhanh chóng kéo xe ra khỏi vùng ngập nước vì nếu xe nằm trong vùng ngập lâu, nước sẽ tràn vào các hộp điều khiển điện dẫn tới hỏng hóc.
5. Không nên tự kiểm tra, bảo dưỡng xe
Mỗi loại xe khác nhau sẽ có cách xử lý ngập nước khác nhau. Chính vì thế nếu không hiểu biết về kỹ thuật các tài xế không nên tự sửa chữa. Gọi cứu hộ là phương án tối ưu nhất. Nếu chủ xe đã mua gói bảo hiểm chính hãng trước đó xe sẽ được cứu hộ miễn phí. Hơn nữa, trường hợp xe bị thủy kích, chủ ô tô cũng được bồi thường hoàn toàn.
Người dùng cũng nên lưu lại hồ sơ liệt kê tổn thất và mọi mức độ xe bị ngập nước sẽ có ích cho cả việc làm bảo hiểm và sửa chữa.
6. “Sơ cứu” xế hộp trước khi bảo dưỡng tại đại lý chính hãng
Sau khi qua đoạn ngập nước tài xế nên tiếp tục lái xe đi một đoạn và rà phanh để loại bỏ bớt nước trên má phanh xe, sau đó xuống xe để kiểm tra phần gầm, động cơ xe. Tiếp đến là hong khô nội thất và tháo thảm ra phơi.
Tuy nhiên ở các phần cánh cửa, hệ thống điện, hệ thống loa… nếu đã bị ẩm hoặc tràn nước sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng chập cháy vì thế để đảm bảo an toàn cho xế hộp, vẫn nên đem xe đến các đại lý chính hãng để bảo dưỡng.
Tìm kiếm có liên quan
Ô tô ngập nước hỏng gì
Xe ngập nước thì sao
Cách đi xe ngập nước
Ô tô đi qua vùng ngập nước
Xe ngập nước tắt máy
Kinh nghiệm đi xe ngập nước
Cách phát hiện xe ngập nước
Nước vào ống xả ô tô